Nội dung chính cho bài viết
Là một phụ kiện nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lớp bảo vệ cốt thép khi thi công đổ bê tông, con kê bê tông còn có tác động đáng kể đến chất lượng xây thô của ngôi nhà.
Nếu không làm trong ngành xây dựng, nhiều người ắt hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm với khái niệm con kê bê tông. Vậy con kê bê tông là gì? Con kê bê tông có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng xây thô của công trình? Hãy cùng tìm hiểu thêm về con kê bê tông trong bài viết dưới đây.!
Tìm hiểu vật liệu xây dựng thô là gì ?
Vật liệu xây dựng là một cụm từ được dùng chỉ chung cho tất cả các loại vật liệu để sử dụng cho mục đích xây dựng. Các loại vật liệu này cũng có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên (như đất sét, đá, cát, gỗ,…) hay nhân tạo (như sắt thép, gạch, gỗ tổng hợp, nhựa, đá nhân tạo…).
Vật liệu xây dựng thô bao gồm những vật liệu dùng cho các giai đoạn xây dựng phần thô của công trình. Phần thô được hiểu đơn giản hơn đó là phần kết cấu khung nhà, có tính chất rất quan trọng trong từng công trình. Phần thô sẽ quyết định đến sự bền vững, từ nền móng cho đến khung xương phải được thiết kế và thi công đúng theo tiêu chuẩn, vật tư phải đúng quy định. Chính vì thế mà ngay từ khâu lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô cũng đóng vai trò rất quan trọng.
>>Xem thêm : cát đá xây dựng <<
Vật liệu xây dựng nhà thô con kê bê tông là gì ?
Con kê bê tông (hay còn được gọi cục kê bê tông, trong tiếng Anh là concrete spacer) là một loại phụ kiện làm bằng bê tông, giữ một vai trò tạo lớp bảo vệ cho cốt thép trước khi tiến hành đến công tác đổ bê tông, hỗ trợ định vị và cố định hệ sàn thép đúng vị trí, đúng thiết kế, ngoài ra còn cố định khoảng cách đến coffa.
Cấu tạo của vật liệu xây dựng con kê bê tông
Con kê bê tông được làm từ các loại vật liệu chính như cát xây dựng, xi măng, phụ gia, nước,… Về kích thước, con kê bê tông có độ cao dao động từ 15-100mm, thường sẽ được chia thành các nhóm phù hợp với mục đích sử dụng như sau :
- Chiều cao con kê bê tông phổ biến trong các công trình dân dụng nói chung: 15mm, 20mm, 25mm, 30mm.
- Chiều cao con kê bê tông cho hệ sàn, dầm và móng: 50mm, 55mm, 60mm, 65mm, 70mm, 75mm, 80mm, 90mm, 100mm.
- Chiều cao con kê bê tông cho lanh tô, vách là : 25mm, 35mm, 45mm, 50mm.
Tính ứng dụng của con kê bê tông.
Có thể dễ dàng bắt gặp thấy hình ảnh con kê bê tông trong giới thiệu quá trình thi công của nhà thầu, nhưng do một phần kích thước khá nhỏ nên nhiều chủ đầu tư thường không để ý đến. Dù đây là một phụ kiện nhỏ, con kê bê tông lại có vai trò khá quan trọng, có thể ảnh hưởng đến việc kết cấu và chất lượng công trình về lâu dài.
Trong công tác đổ bê tông, việc tạo ra lớp bảo vệ cho cốt thép là yêu cầu bắt buộc. Trước khi tiến hành thi công, cần phải sử dụng con kê bê tông để tạo lớp bảo vệ này vì các lý do sau :
- Bảo vệ cốt thép không bị xâm thực bởi môi trường bên ngoài, vì thép rất dễ bị gỉ.
- Đảm bảo được sự đồng nhất với bê tông trong kết cấu sau khi đổ bê tông sàn, cột, cầu thang..
- Bảo vệ cho thép không bị chảy khi cháy.( Thép lòi ra khỏi bê tông).
- Đảm bảo cốt thép được đặt đúng theo bản vẽ thiết kế, khoảng cách 200mm thép fi 10 không bị cong vẹo.
Lí do nên dùng con kê bê tông thay cho cục kê nhựa và đá granite.
Sử dụng con kê bê tông là một giải pháp đơn giản để tạo ra lớp bảo vệ cốt thép trong công tác đổ bê tông. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có nhiều nhà thầu xây dựng kém uy tín, chỉ chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng việc này mà tùy tiện dùng vật dụng khác để kê bê tông như các loại đá xây dựng 1×2, đá granit vụn, con kê nhựa,… nhằm giảm chi phí.
Nếu sử dụng đá 1×2 hoặc đá granit vụn, kích cỡ không đồng đều nên chỗ kê không được chắc chắn. Trong quá trình thi công, thợ sẽ di chuyển, đi lại nhiều dễ khiến đá bị rơi, lệch vị trí, tạo một lớp bảo vệ mỏng, không đồng nhất, ảnh hưởng đến cốt thép.
Con kê nhựa có kích thước đồng đều hơn, giá thành cũng rẻ hơn nhưng hiệu quả vẫn kém xa so với con kê bê tông. Do vật liệu không được đồng nhất, sau khi đổ bê tông sẽ tạo ra những khoảng cách hở giữa con kê nhựa và bê tông xung quanh, dễ gây ra các hiện tượng thấm, dột sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt là ở sàn mái và những vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước.
Những hư hại này thường sẽ xuất hiện sau một thời gian ngôi nhà đã hoàn thiện, đã đi vào sử dụng, không dễ khắc phục hoàn toàn 100% do đây là lỗi ở phần kết cấu chứ không thuộc phần kiến trúc, thiết kế. Vì vậy, các nhà thầu uy tín, có trách nhiệm sẽ luôn sử dụng con kê bê tông trong thi công, bất kể quy mô công trình lớn hay nhỏ.
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng con kê bê tông.
Việc sử dụng con kê bê tông cũng cần tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định để đảm bảo được chất lượng thi công. Dưới đây là một số lưu ý càn thiết khi sử dụng con kê bê tông trong xây dựng nhà ở dân dụng.
- Về số lượng, mật độ và tùy theo từng hạng mục, người ta sử dụng ít hay nhiều con kê bê tông để đảm bảo được chất lượng mà vẫn tối ưu chi phí.
Ví dụ, đổ sàn, dầm cần dùng đến 4-5 con kê/m2, đổ cột, đà lanh tô cần 5-6 con kê/m2,…
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (sẽ tương ứng với chiều cao con kê) không được nhỏ hơn so với đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó.
- Chất lượng bê tông của con kê phải bằng hoặc phải cao hơn chất lượng bê tông dùng để đổ sàn, dầm.
Ví dụ, khi đổ bê tông sàn M350 thì con kê bê tông ít nhất phải là M350 hoặc cao hơn. Với những con kê tự đúc tại công trình, đa phần thợ chỉ trộn xi măng, cát nên độ sụt lớn, mác bê tông thấp, trung bình chỉ từ M200-M250, kích thước cũng sẽ không đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật như con kê mác cao đúc sẵn ở nhà máy.
- Với các công trình dân dụng, thì gia chủ có thể tự kiểm tra được công trình của mình có đảm bảo được chất lượng hay không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ. Nếu chỉ có 1 lớp thép thì phải cần đảm bảo lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông. Nếu trong trường hợp có 2 lớp thép, chiều dày lớp bảo vệ phía dưới và phía trên phải là bằng nhau.
Ví dụ: Đổ sàn 120mm, có 2 lớp thép, đường kính thép là 10mm, khoảng cách giữa 2 lớp thép là 50mm. Tính toán có thể thấy: 120mm = 25mm (độ dày lớp dưới sàn) + 10mm (lớp thép 1) + 50mm (khoảng cách giữa 2 lớp) + 10mm (lớp thép 2) + 25mm (độ dày lớp bê tông ở trên). Như vậy, nếu dùng con kê bê tông kích thước 25mm là phù hợp nhất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Vật liệu xây dựng – Con kê bê tông trong xây dựng nhà thô với sàn đúc tạo nên sự tương thích là hoàn hảo. Không có một vết nứt phát triển giữa các con kê và bê tông xung quanh.
Những câu hỏi thường gặp.
Con kê bê tông xây dựng còn có tên gọi là gì ?
Ngoài tên gọi con kê bê tông còn hay được gọi cục kê bê tông, trong tiếng Anh là concrete spacer.
Vì sao nên sử dụng con kê bê tông mà không phải kê nhựa hay đá granite ?
Nếu sử dụng loại đá 1×2 hoặc đá granit vụn, kích cỡ sẽ không đồng đều nên chỗ kê không được chắc chắn. Trong quá trình thi công, thợ di chuyển, và đi lại nhiều dễ khiến đá bị rơi, lệch vị trí, tạo một lớp bảo vệ mỏng, không được đồng nhất, ảnh hưởng đến cốt thép.
Cấu tạo của con kê bê tông xây dựng làm từ gì ?
Con kê bê tông được làm từ một số loại vật liệu chính như cát , xi măng, phụ gia và nước…