Nội dung chính cho bài viết
Vật liệu nhẹ vừa mang lại hiệu quả về kinh tế như giảm được các chi phí nền móng, quá trình thi công nhanh, lại vừa bảo vệ môi trường mà vẫn đẹp và bền vững theo thời gian.
Trong những năm gần đây nhu cầu xây nhà bằng các vật liệu 3D, xây nhà bằng vật liệu nhẹ đang dần trở nên hot hơn bao giờ hết. Hôm nay, Hiep Ha xin được cập nhật một số thông tin mới nhất về loại vật liệu này..
Cùng tìm hiểu vật liệu nhẹ là gì ?
Nghe đến cụm từ vật liệu nhẹ, có rất nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là loại vật liệu không chắc chắn, chủ yếu dành cho những công trình mang tính chất tạm bợ. Điều đó liệu có đúng hay là không?
Vật liệu nhẹ là loại vật liệu được sử dụng trong ngành xây dựng. Mặc dù, nó có trọng lượng nhẹ nhưng khả năng chịu áp lực của nó rất lớn.
Trong xây dựng, vật liệu nhẹ giúp làm giảm chi phí nền móng, thi công nhanh và vận chuyển lại dễ dàng. Ngoài ra, vật liệu nhẹ tạo ra rất ít khí thải trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng. Chính vì vậy nó là loại vật liệu rất thân thiện với môi trường.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu nhẹ như là :
- Gạch siêu nhẹ
- Nhựa Vinyl
- Đá lát trên nhôm
- Kính
- Bê tông xốp
- Gạch nhẹ
Những ứng dụng của vật liệu nhẹ trong việc xây dựng
Những ưu điểm vượt trội khi xây nhà bằng vật liệu nhẹ như về:
- Khả năng chịu lực tốt : rất nhiều người đang có băn khoăn rằng “Vật liệu nhẹ liệu có bền vững được như vật liệu truyền thống hay không?”. Theo đánh giá của các chuyên gia: “Vật liệu nhẹ như là tấm thạch cao, tấm calcium silicate… có khả năng chịu được lực rất cao, hoàn toàn có thể sử dụng làm trần nhà, hay vách ngăn nội thất”.
Với đánh giá trên, chắc rằng bạn đã có câu trả lời dành cho mình.
- Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí : Với những gia chủ muốn tiết kiệm các chi phí xây dựng thì vật liệu xây dựng nhẹ chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi vật liệu xây dựng nhẹ sẽ làm giảm áp lực lên nền móng nhà. Chúng sẽ giúp giảm giá thành khi xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ
Vì vậy, nó sẽ giúp gia chủ giảm được chi phí cho việc nền móng. Ngoài ra, vật liệu nhẹ còn giúp giảm tối đa về các chi phí khác như: xi măng, cát làm mạch hồ…
- Tiêu và cách âm: phòng đọc sách, làm việc, hay karaoke đòi hỏi một không gian phải yên tĩnh. Nắm bắt được tâm lý đó của khách hàng, nhà sản xuất đã tạo ra hệ tường thạch cao Gypwall DW4. Nó được cấu tạo gồm các hệ khung Vĩnh Tường, 2 lớp thạch cao Gyproc tiêu chuẩn, dày 12,5mm và kết hợp cùng với bông thủy tinh.
Vật liệu thạch cao Gypwall DW4 có khả năng cách âm lên đến 50dB.
Những mặt hạn chế của gạch truyền thống
Các loại vật liệu truyền thống có các mặt hạn chế như: gạch nung phải vắt lên từ đất sét. Quá trình nung gây ra các tác động đến môi trường và sản phẩm nặng, thi công chậm hơn bởi mang tính thủ công nhiều hơn.
Còn các loại gạch ceramic, granite nhân tạo hay đá, gỗ… cũng vậy, đều phải khai thác ở môi trường trong tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay, đã có những vật liệu mới hoàn toàn có thể thay thế, khắc phục được hàu hết các nhược điểm trước đây của vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, bền và có những tính năng mới trong xây dựng.
Gạch nhẹ: loại gạch block được chế tác từ nguyên liệu xi măng, cát và chất tạo bọt, để làm cho kết cấu bên trong viên gạch có những khoảng rỗng như hình thức tổ ong. Cho nên sản phẩm nhẹ, cách âm, lại chịu nhiệt (hệ số dẫn nhiệt thấp hơn gạch nung 2 lần) và dễ khoan, cắt hoặc đóng đinh trực tiếp.
Xây nhà bằng gạch nhẹ là giải pháp mới trong việc xây dựng
Với các đặc tính chủ yếu là nhẹ, giúp giảm được sự đòi hỏi khắt khe về kết cấu chịu lực của công trình. Đối với các dòng sản phẩm bê tông nhẹ thì “nhẹ hơn đá thật có cùng khối lượng khoảng 40%”.
Những sản phẩm này có các ứng dụng rất đa dạng và thích hợp trong việc hoàn thiện công trình như là : ốp tường trang trí, lát nền sân, ban công, vườn, lối đi, hay làm tường rào, cột…
Do đó, làm nhà bằng vật liệu nhẹ đang là 1 xu hướng mới được nhiều người quan tâm, tin tưởng và lựa chọn cho công trình của mình.
Một m2 tường xây bằng gạch nhẹ chỉ mất khoảng có 8 viên, còn khi xây bằng gạch nung phải tốn 65 viên cộng thêm các chi phí cho xi măng, cát (làm mạch hồ). Ngoài ra thì còn tốn khoản chi phí nhân công, thời gian thi công cũng chậm hơn so với xây bằng gạch nhẹ.
Tính chung thì nếu xây 100 triệu đồng bằng gạch nung thì xây gạch nhẹ chỉ mất khoảng 80 triệu đồng. Như vậy, giải pháp xây nhà bằng vật liệu siêu nhẹ này giúp tiết kiệm khá nhiều ngân sách cho bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Xây nhà 2 tầng bằng vật liệu nhẹ có đảm bảo được về chất lượng công trình không?
Câu trả lời là Có, xây nhà bằng loại vật liệu nhẹ bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của công trình xây dựng. Bởi tấm 3D panel có cấu tạo giống như là một bức tường mỏng, bên ngoài lớp xốp EPS còn có hai lớp thép đan chéo vào nhau đảm bảo khả năng chịu lực cho bức tường.
Hơn nữa, sau khi lắp dựng xong tấm 3D panel còn được phun thêm một lớp vữa bê tông ở lớp ngoài cùng đảm bảo sự chắc chắn cho bức tường không thua kém những bức tường gạch của phương pháp truyền thống.
Tấm Cemboard – tấm bê tông – tấm xi măng có điểm giống và khác nhau thế nào ?
Tấm cemboard , tấm bê tông , tấm Xi măng chỉ là một cách gọi khác nhau dành cho 1 dạng tấm có thành phần chính là Xi măng .
Sau đó mỗi nhà sản xuất sẽ có 1 biến thể khác nhau để sản xuất ra 1 dạng tấm cung cấp ra ngoài thị trường.
Trong đó chỉ có duy nhất tấm Cemboard dạng sợi Cenlulo hoặc Dăm gỗ là sản phẩm đồng bộ nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Có thể cắt tấm Cemboard bằng dụng cụ gì ?
Để cắt tấm Cemboard có thể sử dụng máy cắt gạch ốp lát và hoàn toàn có thể dùng tia nước để giảm bụi
Ngoài ra tấm cemboard còn có thể cắt được bằng máy cắt CNC.