Nội dung chính cho bài viết
Để tiết kiệm được thời gian, đồng thời giảm thiểu chi phí, việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ, tích hợp nhiều chức năng đang ngày càng được ưa chuộng, sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng hiện đại. Và một trong những loại vật liệu đó chính là bê tông nhẹ.
Trong phạm bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản xuất loại bê tông này.
Tìm hiểu về vật liệu xây dựng bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ không có gì là xa lạ. Nó đã được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau ở trong nhiều thế kỷ. Bê tông nhẹ có nhiều loại và có nhiều ưu điểm nổi bật, vượt trội so với bê tông thường. Kết cấu của các loại bê tông nói chung và bê tông nhẹ gồm: hỗn hợp xi măng, nước, cát, đá.
Tuy nhiên những hỗn hợp bê tông thường thường nặng 145 đến 155 pcf. Còn bê tông nhẹ thường nặng 110 đến 115 pcf. Điều này có được chính là do sử dụng vật liệu nhẹ như : đá nhẹ hay là hỗn hợp tro bụi núi lửa. Tuy là vật liệu nhẹ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật trong xây dựng.
Tại sao lại có tên gọi là bê tông nhẹ? Vì đơn giản là do cấu trúc tạo thành bê tông bọt được tạo nên bởi những lỗ nhỏ li ti có dạng tổ ong. Các lỗ được kết nối bằng bê tông và có thể nổi trên mặt nước nên đó là bê tông rỗng. Và cũng chính vì thế nên khối lượng của bê tông bọt rất nhẹ. Một khối bê tông nhẹ chỉ đạt tỷ trọng 350kg/m3.
Một dạng khác của loại bê tông nhẹ là bê tông khí với vô số lỗ khí li ti tạo thành bê tông nhẹ. Tỷ trọng của bê tông khí là từ 400kg/ m3 đến 800kg/ m3. Tuy nhiên, nhược điểm của loại bê tông khí chưng áp là khả năng hút nước. Do đó, khi được sử dụng làm gạch nhẹ thì bạn cần dùng đến các loại vữa chuyên dùng như vữa xây, trát với cường độ cao hơn và có khả năng ngậm nước tốt hơn.
Công nghệ sản xuất ra bê tông nhẹ
Bê tông bình thường và bê tông nhẹ có sự khác biệt chính là : cho ra các ứng dụng kết cấu là vật liệu thô tổng hợp. Khối lượng trung bình trọng lượng thường là loại đá tự nhiên nghiền, trong khi cốt liệu nhẹ sẽ được sản xuất bằng cách nung nóng đất sét, đá phiến, hoặc cho đá phiến trong lò quay ở nhiệt độ trên 2.000 ° F.
Ở trong nhiệt độ này, các tập hợp mở rộng và phát triển ra một mạng lưới các lỗ hổng bên trong được kết nối với nhau có kích thước từ 5 đến 300 micron. Mạng nội bộ lỗ chân lông này sẽ tạo ra một mật độ nhẹ hơn so với cốt liệu tự nhiên. Mặc dù cường độ chịu nén bê tông nói chung liên quan đến cường độ nén của cốt liệu thô.
Hiện nay trên thế giới có 2 loại công nghệ sản xuất bê tông nhẹ đang phổ biến đó là:
- Loại bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete-AAC).
- Loại bê tông bọt khí (Cellular Lightweight Concrete – CLC).
Cả hai loại công nghệ này đều dựa trên nguyên lý đưa bọt khí vào vữa nhằm làm giảm trọng lượng đồng thời nâng cao về chất lượng sản phẩm. Sự khác biệt giữa bê tông khí chưng áp và bê tông bọt khí nằm trong các phương thức tạo ra bọt khí.
Giới thiệu về công nghệ bê tông khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp AAC hay dân gian còn gọi là “gạch ba vanh”, còn được biết đến với một tên gọi khác là Aerated Autoclave Concrete được tạo ra bởi các thành phần sau: măng, cát, bột vôi, thạch cao, bột nhôm, và đôi khi có thêm tro bay.
Công nghệ bê tông khí chưng áp AAC có sử dụng thêm các thành phần bột nhôm mục đích nhằm làm chất xúc tác cho một phản ứng, tạo ra khí hydro. Khi các bong bóng khí sản sinh từ quá trình tạo khí hydro sẽ được giữ lại bằng các hỗn hợp vôi, cát, thạch cao và một lượng vữa xi măng rất nhỏ.
Các khối lượng của vữa sẽ cho phép người thợ định dạng được sản phẩm và sau đó bê tông khí chưng áp AAC sẽ được cắt thành dạng tấm hoặc viên. Được chưng hấp trong buồng hấp, quy trình này phải được bảo đảm chính xác vì hỗn hợp có hàm lượng xi măng rất thấp.
Tìm hiểu về loại công nghệ bê tông bọt khí
Bê tông bọt khí được phát minh ra tại châu Âu vào những năm 1960, là một công nghệ khá là đơn giản và linh động có thể sản xuất bất cứ ở đâu với bất cứ ai với một yêu cầu chỉ cần có chất tạo bọt, xi măng, cát, nước là đủ. Do đó nó đã được sử dụng phổ biến rộng khắp thế giới vào rất nhiều ứng dụng khác nhau. Công nghệ sản xuất bê tông bọt khác biệt đáng kể so với loại công nghệ sản xuất bê tông khí AAC.
Ưu điểm chính để sản xuất bê tông bọt là nó không yêu cầu các thiết bị lớn, hay đắt tiền cho quy trình sản xuất. Trong thực tế, nó thường được sản xuất trực tiếp tại các công trường xây dựng sử dụng thiết bị tương đối đơn giản, trong khi với AAC thì chỉ có thể được sản xuất trong các điều kiện phương tiện xây dựng cố định (sản xuất tại nhà máy).
- Đặc điểm sản phẩm: thường sẽ có màu xám do chứa nhiều xi măng, tỷ trọng 600-1000kg/m3, và cường độ nén theo tiêu chuẩn 20 -35N/mm2.
- Đặc điểm dây chuyền: do công nghệ khá đơn giản, lại rất dể dàng kiểm soát chất lượng nên dây chuyền thiết bị rất đơn giản gọn nhẹ, có thể sản xuất thủ công với 1 máy tạo bọt, 1 máy trộn, và một ít khuôn tạo hình cho đến dây chuyền sản xuất là hoàn toàn tự động.
Những câu hỏi thường gặp
Có mấy loại công nghệ để làm ra bê tông nhẹ ?
Có 2 loại công nghệ sản xuất bê tông nhẹ đang phổ biến đó là: bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete-AAC) và bê tông bọt khí (Cellular Lightweight Concrete – CLC).
Kết cấu của bê tông nhẹ bao gồm những gì ?
Kết cấu của các loại vật liệu xây dựng bê tông nói chung và bê tông nhẹ gồm: hỗn hợp xi măng, nước, cát, đá.
Sự khác nhau giữa các loại bê tông bình thường và bê tông nhẹ là gì ?
Bê tông bình thường và bê tông nhẹ có những sự khác biệt chính là : cho ra ứng dụng kết cấu là loại vật liệu thô tổng hợp. Khối lượng trung bình có trọng lượng thường là loại đá tự nhiên nghiền, còn trong khi cốt liệu nhẹ sẽ được sản xuất bằng cách nung nóng đất sét, đá phiến, hoặc là cho đá phiến trong lò quay ở nhiệt độ trên 2.000 ° F.